Wednesday, January 1, 2014

Một số lời khuyên dành cho các em học sinh trong học kỳ 2 sắp đến

Vậy là các em học sinh đã bước sang học kỳ 2 của một năm học. Có thể nói, học kỳ 2 là một học kỳ quan trọng với tất cả các khối học và hơn nữa học kỳ 2 cũng là một học kỳ dễ kiếm điểm cao hơn học kỳ 1. Xuctu.com trích dẫn một số kinh nghiệm trọng việc học và chia sẽ với các bạn về việc tự học và học tập của mình được tốt hơn. Đây cũng có thể là ý chủ quan của cá nhân thầy, nhưng nó được nhận thấy qua vài năm kinh nghiệm dạy học và học tập của thầy cũng như những học sinh của thầy. Qua đó, mỗi em học sinh có thể tự rút ra cho mình những bài học cụ thể và tự vạch cho mình những phương pháp học tập nói chung và học tập môn toán nói riêng
1. Đọc sách vẫn là ưu tiên số một
Thiên hạ từng nói “ Sách là thầy của các thầy”, cho đến bây giờ cũng không sai tí nào cả. Thực tế thì việc đọc sách không những giúp cho các em có được một trí nhớ tốt mà nó còn có khả năng giúp em có được một trí tưởng tượng phong hú hơn bất cứ điều gì. Khi được hỏi đến các “Thủ khoa” của từng năm họ vẫn công nhận việc đọc sách mang lại nhiều kỹ năng cũng như nhiều kiến thức mà họ muốn có để bổ sung từng đợt vào lượng kiến thức của họ. Việc này cũng thực sự đúng đắn, bởi không riêng gì chúng ta là học sinh mà ngay cả bản thân thầy cũng vậy thôi.
Đối với các em, hầu hết những quyển sách còn ở cấp độ đơn giản và dễ kiếm. Nhưng cũng do dễ kiếm nên có nhan nhản những quyển sách những nhà xuất bản xuất bản hàng trăm quyển sách cùng thể loại hoặc cùng một chuyên đề đó, miễn sao họ có thể kiếm được nhiều tiền từ số lượng xuất bản bản được là được. Do đó, việc chọn cho mình một quyển sách tốt, phù hợp với trình độ của mình cũng là một việc các em nên tham khảo từ quý thầy cô hoặc từ những anh chị đi trước cũng là một việc quan trọng.
Không những vậy, việc sách còn gắng liền với việc ghi nhớ và thực hành ngay lập tức mới quan trọng. Việc này yêu cầu chúng ta phải có được tính nghiêm túc và kiên trì trong học tập. Chứ đọc một quyển sách qua qua thì cũng chẳng khác nào như “Nước chảy lá môn”. Mỗi kiến thức thu nạp được ta biết nên sắp xếp vào đâu trong chuổi kiến thức của mình có được. Rồi xâu chuổi nó lại để mỗi khi áp dụng ta lại lôi vào và vận dụng kiến thức.
Dĩ nhiên rằng, trong thời đại công nghệ. Sách có thể được kết hợp với nhiều thiết bị hiện đại cũng phục vụ cho việc đọc sách. Chẳng hạn, như Ipad, Kindle, SamSung Galaxy, … hoặc các dòng điện thoại vẫn dùng được trong những việc đọc các file *pdf. Nhưng nhìn chung, điều cuối cùng mà chúng ta hướng đến là việc đọc sách nghiêm túc và có hiệu quả. Đôi khi trong thế giới công nghệ nó đem lại cho chúng ta quá nhiều lượng thông tin nhưng cũng do nhiều quá nên chúng ta không giữa lại được điều gì.
2. Biết kiên trì và nhẫn nại trong việc học
Việc học phải được đi từ từ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tùy thuộc vào sự cố gắng của mình mà kiến thức có thể dung nạp một lúc một nhiều. Không thể bỏ bê đi một thời gian, thời gian sau lại nhồi nhét vào hàng đống kiến thức. Học hành kiểu này ít mang lại hiệu quả mà đôi khi lại có tác dụng phụ là cho người học có thể “Tẩu quả nhập ma”.
Điều đó muốn nói lên rằng, việc học phải đi từng cấp độ một. Có một câu chuyện rằng: “ Một lão nhà giàu nọ muốn xây ngay ngôi nhà ba tầng ngay lập tức mà không cần phải xây tầng một và tầng hai. Ngôi nhà được xây ngay lập tức vào ngày mai bởi một anh thợ xây giỏi nhất trong vùng. Khi xây xong ông ta rất hào hứng và cố công trèo cho bằng được lên tầng thứ ba bằng cái cột. Mới lên xong nằm ở trên đó, chỉ mới “Hắt Xì” một hơi đã làm cho ngôi nhà đổ sụp xuống ngay lập tức” . Qua câu chuyện nhỏ này các em cũng thấy được thầy muốn nói điều gì.
Hoặc đơn thuần như các nhà Toán học nói rằng: “ Thiên tài là một phần, 99% phần còn lại là sự cố gắng học tập”. Điều này cũng nói lên được sự hy sinh của những con người theo khoa học. Khi đã tập thành thói quen, nó sẽ giúp cho ta được mặc định những gì mà chúng ta có được một cách thuần túy. Không cần phải luyện tập, mà sâu xa hơn nó sẽ luyện tập cho bản tính con người của bạn khi bước chân vào đời.
3. Luôn trao đổi với thầy giáo và bạn bè.
Hai câu tục ngữ tuyệt vời cho chúng ta mà tất cả chúng ta điều biết: “Không thầy đố mầy làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” quả thật đã nói đến chiến lược làm việc cùng với nhau của chúng ta. Thông qua trao đổi kiến thức và giao tiếp chúng ta không những nâng cao hiểu biết của mình về mãng chuyên môn mà nó còn có khả năng giúp chúng ta hòa nhập vào cộng đồng một cách hữu ích. Mà những luồng kiến thức này đến với chúng ta một cách ngẫu nhiên và tự nguyện không cần phải nhồi nhét.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc kiếm được luồng thông tin bổ ích này. Chẳng hạn ông bà ngày xưa người ta vẫn thường nói “ Chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi” cũng không thừa. Nhất là trong thời đại mở ra có quá nhiều vấn đề xã hội như hiện nay. Quả thật đó cũng là sự cảm nhận thấu đáo nhât trong mọi vấn đề nhạy cảm này.
4. Tranh thủ công nghệ tiếp cận hơi thở của cuộc sống.
Thực tế ra, trong thời đại của các em. Việc sử dụng công nghệ thông tin là một điều không thể thiếu đối với một thế hệ học sinh sau này. Tuy nhiên, chúng ta phải tranh thủ và học tập những gì tại đó mới là vấn đề cần phải bàn bạc. Các em thường bị lôi cuốn bởi những trò chơi và những thứ khác bởi sự hấp dẫn vốn có của nó. Các trang mạng mời chào thực sự hấp dẫn đối với chúng ta. Do đó, chúng ta không tốn quá nhiều thời gian vô bổ cho việc này mà chỉ dừng lại ở cấp độ sử dụng với mục đích thông tin liên lạc để giao tiếp với bạn bè.
Đã có quá nhiều vấn đề khi thầy thấy được những em học sinh tốn hàng đống thời gian cho những việc vô bổ như Facebook. Thực sự đó là điều không đáng có. Hãy đem lại cho mình sực cân bằng trong cuộc sống hơn là chìm vào thế giới mạng với những phần không nhất thiết như vậy. Cũng chẳng có ai công nhận một học sinh hiểu biết tất cả về Facebook mà nó thường đem lại cho chúng ta hàng tá thời gian vô bổ.
5. Thay đổi môn học hợp lý
Việc này thực sự quan trọng trong vấn đề bạn học tập. Cũng có thể mệt mỏi, chúng ta đi dạo một chút, ghé lên mạng một tẻo thời gian. Những việc quan trọng không kém là việc đổi mốn học. Thầy rất khuyến khích việc này bởi trong thời gian học ở nhà trường thầy cũng áp dụng nó và mỗi lần đổi môn học giống việc tiếp cận khác hẳn và bắt đầu một công việc vậy. Chẳng hạn, mỗi tối ta dành ba tiếng đồng hồ để học bài. Trong nữa tiếng đầu ta học Toán, rồi đến học Lịch Sử, sau đó học Hóa học, sau đó học Địa Lý sau đó học Vật Lý.. cuối cũng hãy dành thời gian cho Sinh học.
Qua một thời gian biểu tự mình thay đổi như vậy các em có thể cảm nhận được những phần tổng hợp lại ta sẽ có lượng kiến thức nhiều hơn học bình thường mà chúng ta cứ miết đi một môn học. Hãy thử nghiệm xem! ^_^
6. Biết tự chủ bản thân đừng ráng phèn ra mỡ
Khi đã lên những cấp học, càng cao phải yêu cầu tính tự giác càng lớn. Chẳng hạn không một ai có thể đủ kiên nhẫn và lượng kiến thức tổng hợp nhiều nguồn như các em. Ngay cả những lúc ba mẹ các em là giáo viên thì họ chỉ giúp đở bạn trong chừng mực nào đó của môn học nào đó có thể. Chứ không thể kham hết một lúc, đặc biệt với học sinh 12. Đôi khi trong gia đình có người anh, người chị nào đó học trước lại bày vẽ cho. Nhưng việc đó cực kỳ khó, bởi lẽ anh em trong nhà khi vẽ bầy lẫn nhau thường xay ra những “Xùng Xình” không đáng có. Nên việc các em tực biết cách học tập như vậy cũng là một trong những phần tuyệt vời giúp cho chúng ta có thể học tập được tốt và được hưởng lợi từ những nguồn nào.
7. Chia sẽ kiến thức trau dồi kỹ năng cần có
Kiến thức là của nhân loại chứ không của riêng ai. Trong học tập cũng vậy, ta nên chia sẽ những luồng thông tin thực sực bổ ích cho nhau. Biết đâu chúng ta chỉ ở một khía cạnh nào đó của vấn đề, khi đưa ra thảo luận trong cuộc nói chuyện thì mới ngộ ra mình còn cón khả năng nhìn hướng khác. Thầy nói điều này bởi ngay cả bản thân các đồng nghiệp và bạn bè ngày xưa cũng đã mắc phải. Phải trải lòng để rồi có thể nhận thấy những chân lý vốn có của nó. Bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả, được cái này thì mất cái khác chứ, chúng ta chỉ dùng từ hơn chứa không thể dùng từ tuyệt đối hóa vấn đề. Nhưng việc hơn người của chúng ta cũng chỉ dừng lại ở mức độ tiếp nhận và sực phản hồi để hòa nhập cộng đồng.

No comments: